5 gợi ý để xây dựng website thành kênh bán hàng trọng điểm mà không ‘hụt hơi’ hậu giãn cách

Xây dựng website thành kênh bán hàng chính luôn là điều mọi doanh nghiệp phải đặt nặng trong đầu bởi suy cho cùng dù bán hàng qua các trang thương mại điện tử hay social, đến cuối cùng đó vẫn không phải kênh bạn sở hữu và bị phụ thuộc quá nhiều vào ‘luật chơi’ của họ. 

Để thêm tính chủ động và tận dụng xu hướng ‘shopping online’ đang ngày càng phổ biến sau các đợt giãn cách, đã đến lúc doanh nghiệp cần bắt tay vào làm mới hoặc sửa sang website sao cho mang lại hiệu quả tối ưu nhất trước làn sóng mới trong hành vi tiêu dùng. Nếu chưa biết nên bắt đầu từ đâu, cần chú ý những gì khi tìm đối tác, hãy cùng K.A Services tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Cải thiện website nên tập trung vào bài toán trọng điểm nhất

Luôn có nhiều hơn 1 cách để cải thiện website hiện có. Quan trọng là bạn nên bắt đầu từ đâu để mỗi thay đổi triển khai đều mang về những chuyển biến tích cực. Và trong đa số trường hợp, đặt ưu tiên vào những điều chỉnh thiết yếu nhất chính là con đường ngắn nhất để đưa doanh nghiệp về đích ‘chẳng tốn công’.

Một trong những điều cần lưu ý khi ‘cải thiện’ website là cân nhắc đồng thời 2 yếu tố sau: hiệu suất hoạt động và trải nghiệm khách hàng. Hãy thử đặt mình dưới lăng kính đối tượng mục tiêu và tìm hiểu, liệu những thêm thắt về công năng – ví dụ thêm tính năng chat, hoặc thay đổi thiết kế website có tạo ra những phản ứng ngược về trải nghiệm khách hàng hay không? Từ đó xác định ra đâu là những yếu tố nên thay đổi trước – sau để mang đến hiệu quả tốt nhất!

Ưu tiên cần cân nhắc đầu tiên để tối đa hóa hiệu quả website là ‘site performance’ và sự tương đồng giữa thông điệp website với nội dung quảng cáo. Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể cân nhắc tới các góc độ như làm thế nào để hỗ trợ đối tượng mục tiêu tốt hơn, cách đưa quảng cáo trên trang tới người dùng; cách quản lý giao dịch… Tập trung vào những hạng mục trên và đặt mục tiêu cải tiến sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng đo lường và tối ưu hơn!

2. Tối ưu tốc độ website

5 gợi ý để xây dựng website thành kênh bán hàng trọng điểm mà không ‘hụt hơi’ hậu giãn cách

Shopping online là hành vi được thúc đẩy bởi đại dịch và sẽ còn tiếp tục tăng trưởng khi ngày càng nhiều ‘cửa hàng’ di cư lên môi trường số. Và khi lượt truy cập ngày càng tăng, việc quan trọng nhất là website của bạn phải ‘sẵn sàng’ để đón đầu cơn sóng đó!

Dưới đây là một vài gợi ý cho đội inhouse của bạn:

  • Kiểm tra các đơn vị cung cấp CDN (content delivery network – ví dụ như Akamai, Cloudflare, Google Cloud CDN) để thiết lập lại và tăng tốc xử lý.
  • Dùng HTTP-caching để cải thiện thời gian load trang cho những đối tượng quay lại và tối thiểu hóa ‘server load’ với các thay đổi về code thấp nhất có thể.
  • Nén độ nặng trong hình ảnh, chữ nhưng không ‘nén’ chất lượng hiển thị.
  • Ứng dụng font-display swap để giúp người xem có thể dễ dàng đọc text ngay cả khi font sử dụng có tốc độ load chậm
  • Gỡ bỏ các tag không sử dụng trong tag manager.
  • Thường xuyên kiểm tra tốc độ trang với các công cụ sau: Test My site hoặc PageSpeed Insights.

3. Đảm bảo tính liền mạch trong trải nghiệm thanh toán khi xây dựng website

76% người sử dụng điện thoại thông minh sẽ sẵn sàng mua sắm tại website/ app tối ưu cho việc thanh toán. Bởi vậy khi thiết kế và xây dựng website, doanh nghiệp cần đảm bảo về tính tối ưu trong các bước tiến hành và xử lý giao dịch.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể tăng cường trải nghiệm cá nhân cho những khách hàng thường xuyên giao dịch thông qua tự động lưu giữ các trường thông tin cơ bản hoặc các sản phẩm đã xem mới đây.

Liên hệ tư vấn ngay để được Digit Matter hỗ trợ tư vấn về front-end và hệ thống back-end cho doanh nghiệp nhằm mang lại trải nghiệm tối đa cho người dùng!

4. Nâng cấp công nghệ để hỗ trợ khách hàng tối ưu cho mọi nhu cầu

5 gợi ý để xây dựng website thành kênh bán hàng trọng điểm mà không ‘hụt hơi’ hậu giãn cách

Từ xưa đến nay, customer service vẫn luôn là yếu tố được đặt nặng đào tạo của nhiều doanh nghiệp để mọi nhân viên đều có khả năng phục vụ mọi nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất. Vậy trong câu chuyện về ‘trải nghiệm số, liệu bạn đã làm tốt điều này chưa? Nếu bạn đang có ý định cải thiện hoặc xây dựng website mới, hãy cân nhắc về yếu tố trên!

Một vài gợi ý để ưu hóa khả năng hỗ trợ cho hàng hàng trăm người cùng một lúc đó là kết hợp đồng thời chatbot và nhân viên để từng bước làm rõ các nhu cầu/ vấn đề cần giải đáp và cung cấp các hỗ trợ mang tính cá nhân cao cho từng đối tượng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tích hợp thêm các phần mềm CRM để:

  • Tự động hỗ trợ khách hàng thông qua các tính năng automation
  • Kết nối khách hàng tới nhân viên chăm sóc phù hợp nhất dựa trên dữ liệu thành công với các trường hợp tương tự
  • Cá nhân hóa hỗ trợ thông qua khả năng truy cập nhanh chóng tới lịch sử tương tác của khách hàng trong quá khứ

Và trong thời điểm hiện tại khi trải qua các đợt giãn cách kéo dài cùng các ‘biến số’ mới trước khả năng tái bùng phát của đại dịch, trải nghiệm khách hàng lại ngày càng được đặt nặng trong quyết định tiêu dùng. Trong cơn hoảng loạn, người tiêu dùng có thể sẽ mua từ bất kỳ thương hiệu nào cung cấp sản phẩm cần tìm nhưng xét về dài hạn, họ chỉ ủng hộ những nơi đem đến sự hài lòng trong phục vụ!

5. Điều chỉnh thông điệp quảng cáo và kế hoạch media cần

Thành phố vẫn còn nhiều vùng đỏ – vùng xanh cùng sự đa dạng trong hành vi mua sắm từng vùng. Hãy đảm bảo rằng cách tiếp cận của bạn qua các chiến dịch quảng cáo đang phản ánh đúng thực tại đó:

  • Điều hướng khách hàng tới website của bạn thay vì tới các hệ thống cửa hàng có thể đã đóng cửa
  • Ngưng chiến dịch quảng cáo ở các khu vực nằm ngoài khả năng phục vụ hoặc các nội dung mang tính nhạy cảm
  • Sử dụng các giải pháp tự động hóa để tối tối ưu ngân sách theo thời gian thực trước sự ‘lên-xuống’ trong nhu cầu tiêu dùng.

Để xây dựng website tối đa khả năng bán hàng và phát triển các kế hoạch digital marketing phù hợp cho giai đoạn phục hồi – tăng trưởng trước thực tại mới, doanh nghiệp cần chạy nước rút ngay từ bây giờ! 

DANH MỤC BÀI VIẾT

Bài viết gần đây